TƯ VẤN DINH DƯỠNG
ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA
PGS. TS. Trần văn Bình
PGS. TS. Trần văn Bình
Chức vụ và nơi công tác
Ủy viên Hội đồng dinh dưỡng và thuốc Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ương.
Ủy viên Ban chấp hành hiệp hội Thực phẩm chức năng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dinh dưỡng và Công nghệ thực phẩm hữu cơ - Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam.
Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng & An toàn thực phẩm trường Đại học Thành Đông.
Ủy viên Ban chấp hành Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Ủy viên Hội đồng biên tập tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm của Hội.
Phó Chủ tịch Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam kiêm Phó chủ tịch Hội đồng khoa học tạp chí đái tháo đường Việt Nam.
PGS. TS. Trần văn Bình
PGS. TS. Trần văn Bình
Chức vụ và nơi công tác
Ủy viên Hội đồng dinh dưỡng và thuốc Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ương.
Ủy viên Ban chấp hành hiệp hội Thực phẩm chức năng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dinh dưỡng và Công nghệ thực phẩm hữu cơ - Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam.
Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng & An toàn thực phẩm trường Đại học Thành Đông.
Ủy viên Ban chấp hành Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Ủy viên Hội đồng biên tập tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm của Hội.
Phó Chủ tịch Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam kiêm Phó chủ tịch Hội đồng khoa học tạp chí đái tháo đường Việt Nam.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Lê Thanh Tuấn
Tôi nghe nói tư thế nằm cũng có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Vậy bị bệnh tim phải nằm như thế nào mới đúng? Tôi mới được chẩn đoán suy tim nhẹ. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.
Nguyễn Thị Tuyết
Phó Giáo sư ngành Y,
Tiến sĩ Y khoa chuyên ngành Dinh dưỡng – Tiết chế.
Tư thế nằm ngủ rất quan trọng với mỗi chúng ta nhưng lại bị nhiều người xem nhẹ. Nằm ngủ đúng tư thế sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon, sâu, tránh mệt mỏi khi thức dậy và có lợi cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đối với những người mắc bệnh tim càng phải quan tâm đến điều này bởi tư thế ngủ không đúng có thể làm gia tăng áp lực cho hệ thống tim mạch, làm tăng nặng bệnh và các triệu chứng khó chịu. Nếu bạn bị suy tim thể nhẹ, hãy nằm nghiêng bên phải, kê gối ở độ cao vừa phải. Như vậy vừa giảm gánh nặng cho tim vừa giúp bạn dễ thở hơn. Những người nặng hơn cần phải kê gối ngủ cao hơn. Nếu nằm thẳng thì tránh hít sâu nhé. Ngoài ra, đối với mỗi thể bệnh tim, người bệnh nên nằm theo một tư thế khác nhau. Cụ thể: – Bệnh mạch vành: Nên ngủ nghiêng sang phải hoặc nằm thẳng để tăng lưu lượng máu chảy về bên phải nhiều hơn, giảm bớt gánh nặng cho tim. – Huyết áp cao: Bệnh này có thể do hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra. Do vậy, người bệnh không nên nằm ngửa, nằm sấp sẽ tốt hơn. – Giãn tĩnh mạch chi: Khi ngủ nên gác chân hơi cao một chút so với tim. Điều này giúp thúc đẩy máu chảy về tim, cải thiện tình trạng tắc máu tĩnh mạch ở chân. – Đột quỵ: Đối với những bệnh nhân đã bị đột quỵ, không nên giữ nguyên một tư thế ngủ, hạn chế chèn ép vào những chỗ đau. Hãy cố gắng thay đổi tư thế nằm để tránh gây hoại tử. Ngoài chú ý tư thế nằm ngủ, bạn cũng nên thường xuyên vận động, tập luyện một cách vừa sức vào ban ngày để tăng khả năng lưu thông của hệ tuần hoàn.
Lê Hoài Phương
Tôi năm nay 63 tuổi rồi, vẫn ăn khỏe, ngủ khỏe, chơi bóng bàn đều đặn. Liệu tôi có khả năng mắc bệnh đái tháo đường? Người như thế nào thì dễ mắc bệnh đái tháo đường?
Nguyễn Thị Tuyết
Phó Giáo sư ngành Y,
Tiến sĩ Y khoa chuyên ngành Dinh dưỡng – Tiết chế.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những đối tượng sau dễ có khả năng mắc bệnh đái tháo đường typ 2: Thừa cân hoặc béo phì: Chỉ số khối cơ thể cao (BMI>23). Tăng huyết áp vô căn (Huyết áp ≥140/90 mmHg) Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (ví dụ bố, mẹ đẻ, anh chị, em ruột, anh chị em sinh đôi, con đẻ....). Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, sinh con trên 4000 gam hoặc dưới 2500 gam. Người ≥45 tuổi. Người có nghề nghiệp tĩnh tại, ít vận động. Người đã được chẩn đoán là suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói hay rối loạn dung nạp glucose( tức là tình trạng tiền đái tháo đường). Người được chẩn đoán có rối loạn lipid, đặc biệt khi có HDL - cholesterol thấp (<0.9 mmol/l) và tryglycerid máu cao (≥2.2 mmol/l). Người gốc châu Á, Phi đến sống ở các nước công nghiệp phát triển và/hoặc dân cư ở các nước đang có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống như: ít hoạt động thể lục, chế độ dinh dưỡng thừa năng lượng v.v.. Bệnh đái tháo đường typ1 là do bệnh tự miễn dịch gây ra; còn bệnh đái tháo đường typ 2 là sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường mà bạn đang sống. Yếu tố mội trường theo hiểu biết hiện nay gồm 3 yếu tố: Ăn uống không khoa học, ít hoạt động thể lực và stress. Do vậy, bạn nên tránh những yếu tố nguy cơ nói trên để phòng bệnh và có sức khỏe dẻo dai.
Ngô Thị Ngọc Quỳnh
Em bị đái tháo đường, lại đang trong thời gian cho con bú. Nếu ăn kiêng thì sợ không đủ chất cho con bú và uống thuốc không biết có hại cho bé không? Xin bác sĩ cho lời khuyên về chế độ ăn phù hợp và cách làm sao để thuốc không ảnh hưởng tới sữa. Xin cảm ơn!
Nguyễn Thị Tuyết
Phó Giáo sư ngành Y,
Tiến sĩ Y khoa chuyên ngành Dinh dưỡng – Tiết chế.
Thông thường khi mang thai và cho con bú người mắc bệnh đái tháo đường sẽ được chỉ định tiêm insulin. Chế độ ăn của người cho con bú cũng phải tuân theo nguyên tắc chung cho người mắc bệnh đái tháo đường (về số bữa ăn, tỷ lệ các chất glucid, lipid, protid... Cụ thể như sau: Đủ calo cho hoạt động sống bình thường và mức năng lượng cho con Tỷ lệ thành phần các chất đạm, mỡ, đường và chất xơ cân đối Đủ vi chất Chia bữa ăn phù hợp, trong trường hợp nuôi con, vai trò các bữa ăn phụ nhiều khi rất quan trọng - tùy theo tuổi của cháu bé. Phối hợp với thuốc điều trị (nếu có) Theo nhiều nghiên cứu nhu cầu năng lượng cho hoạt động bình thường ở nữ là từ 30 – 35 calo/kg/ngày; nay vì nuôi con mức năng lượng phải tăng thêm - tùy theo tuổi của cháu bé sẽ cần mức năng lượng tương ứng. Mức năng lượng cho cháu bé lại phải chia ra theo các mức độ như do bú mẹ, do cháu bé tự ăn được… Tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ dinh dưỡng để tùy từng trường hợp mà có tư vấn cụ thể.
Nguyễn Việt Cường
Chào bác sĩ, con tôi mới 6 tháng tuổi nhưng đã được chẩn đoán bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ nói con tôi không cần phải phẫu thuật, nếu thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc thì vẫn có thể chung sống bình thường với bệnh cả đời. Vậy tôi phải làm sao để giúp cháu chung sống với bệnh này? Xin bác sĩ chỉ cách chăm sóc cho cháu với ạ?
Nguyễn Thị Tuyết
Phó Giáo sư ngành Y,
Tiến sĩ Y khoa chuyên ngành Dinh dưỡng – Tiết chế.
hào bạn, Đầu tiên, bạn xác định được bệnh tim bẩm sinh mà con bạn mắc phải là gì, tình trạng bệnh của bé ra sao? Từ đó mới đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả bệnh tim bẩm sinh của cháu. Trong chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, bạn cần lưu ý một số điều sau: – Những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh có tím hoặc suy tim sung huyết thường tăng cân chậm hơn so với trẻ bình thường. Việc trẻ tăng từ 250 đến 300 gram/tháng trong những tháng đầu là có thể chấp nhận được. – Trẻ thường có biểu hiện: chán ăn, nhu cầu năng lượng cao, tim đập nhanh, thở nhanh, giảm hấp thu thức ăn do thở nhanh và mệt mỏi, hay bị nhiễm trùng hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi). – Trẻ tăng trưởng chậm do không ăn đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Thậm chí ngay cả khi có vẻ như đủ sữa bột hoặc sữa mẹ thì trẻ vẫn có thể tăng cân rất chậm do nhu cầu năng lượng cao hơn so với trẻ bình thường. Vì vậy, trẻ cần đi khám thường xuyên mỗi tháng 1 lần để theo dõi cân nặng. Lưu ý về chế độ ăn của trẻ bị bệnh tim bẩm sinh: – Mục tiêu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh là duy trì cân nặng. Những trẻ này thường cần ăn tăng bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ để trẻ không bị mệt khi ăn. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sỹ có thể đặt một ống thông nhỏ từ mũi xuống dạ dày để cho bé ăn qua đường này. – Nếu nuôi con bằng sữa bột, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại sữa thích hợp nhất với trẻ. – Một số trẻ mắc bệnh tim sẽ gặp khó khăn khi sử dụng những loại núm vú thông thường. Bạn nên tìm một loại vú giả mềm hơn hoặc có các lỗ rộng hơn để sữa có thể chảy dễ dàng hơn. – Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn nên bắt đầu bằng ngũ cốc, sau đó là hoa quả, rau và thịt. Không nên cho trẻ mắc bệnh này ăn quá đặc vì trẻ có thể khó nuốt. Nên ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, đừng giới hạn chất béo trong khẩu phần ăn của bé đặc biệt trong hai năm đầu. Hãy thường xuyên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe. Thường thì sau khi được chẩn đoán xác định bệnh tim hoặc sau phẫu thuật tim, bé nhà bạn cần được khám lại hàng tuần hoặc hàng tháng. Sau đó, số lần khám lại có thể giảm dần, khoảng 3 – 6 tháng/ lần tuỳ thuộc vào mức độ bệnh của bé. Những trẻ có dị tật tim có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Do đó, trẻ cần được giữ gìn vệ sinh thân thể để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào máu. Trong trường hợp làm những thủ thuật gây chảy máu như cắt amidan, cắt hạch, phẫu thuật đường tiêu hoá, sinh dục, tiết niệu, lấy cao răng, nhổ răng…, trẻ cần được dùng kháng sinh đầy đủ trước khi tiến hành thủ thuật. Hạn chế cho trẻ chơi một số hoạt động đòi hỏi gắng sức nhiều, các môn thể thao mang tính chất thi đấu đối kháng. Sự phát triển thể chất và tinh thần của hầu hết các trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh này thường không ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của trẻ. Trong một số ít trường hợp đặc biệt, trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ. Khi đó, trẻ cần một chương trình giáo dục đặc biệt. Phần lớn những người mắc dị tật tim bẩm sinh vẫn có thể tham gia vào rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Tuy vậy, khả năng gắng sức của họ có thể bị hạn chế do khả năng chịu đựng thấp. Cha mẹ cần tư vấn kỹ để con có thể lựa chọn được những việc làm phù hợp.
Đỗ Anh Tú
Chào bác sĩ, tôi năm nay 32 tuổi nhưng hay bị đau nhức xương khớp. Tôi hay duy trì các hoạt động thể thao để rèn luyện sức khỏe như chạy bộ. Vậy bây giờ tôi có nên tiếp tục duy trì luyện tập không? Nếu không thể chạy bộ nữa thì tôi có thể chơi những môn nào khác? Mong bác sĩ giải đáp
Nguyễn Thị Tuyết
Phó Giáo sư ngành Y,
Tiến sĩ Y khoa chuyên ngành Dinh dưỡng – Tiết chế.
Những người mắc phải các vấn đề về xương khớp thường bị hạn chế trong việc cử động của cơ thể, điều này thường gây ra tâm lý ngại vận động và né tránh các môn thể thao. Tuy nhiên, việc duy trì tập luyện thể dục thể thao ở một mức độ vừa phải có thể mang đến những hiệu quả không ngờ cho người bệnh: giúp các cơ được co giãn, xương khớp dẻo dai và mạch máu được lưu thông. 5 môn thể thao an toàn và được khuyến khích nhất cho người mắc bệnh xương khớp bao gồm: – Yoga: Những bài tập yoga trị liệu với các động tác nhẹ nhàng giúp kéo giãn toàn thân và giảm áp lực lên hệ xương khớp, từ đó giảm đau khớp hiệu quả. – Bơi lội: Đây là một trong những môn thể thao có tác dụng rất lớn trong việc giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên các khớp và dây chằng. Hơn nữa, bơi lội còn giúp tăng cường cơ bắp và giảm tình trạng cứng khớp. – Đạp xe: Đạp xe giúp xương khớp vận động nhẹ nhàng, tăng cường tiết dịch nhờn để giảm độ cứng khớp. Đạp xe cũng giúp máu lưu thông tốt hơn nên rất có lợi cho người mắc các bệnh về xương khớp. – Đi bộ, chạy bộ: Đi bộ và chạy bộ mỗi ngày ở mức vừa phải có thể duy trì được sự linh hoạt của đôi chân, giúp các khớp hoạt động trơn tru và các cơ săn chắc lại. – Thái cực quyền: Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, thái cực quyền có thể giúp người bệnh thư giãn, duy trì sự linh hoạt, đem lại sự cân bằng cho cơ thể và tâm trí. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng xương khớp, bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng chứa collagen để tăng nhờn khớp hoặc các sản phẩm chứa Vitamin K2 để hấp thụ canxi tốt hơn. Nên ưu tiên vitamin K2 MK7 tăng cường sức khỏe xương, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương, gãy xương do loãng xương bằng cách giúp hấp thu, vận chuyển tối đa Canxi từ máu vào xương nhờ MK7 kích hoạt các Osteocalcin, để tối ưu cách gắn Canxi cho cấu trúc xương, giúp tăng mật độ xương (giúp xương chắc khỏe). Đồng thời giúp tăng lượng Collagen trong xương giúp tăng chất lượng xương (giúp xương dẻo dai).
GỬI CÂU HỎI CHO CHUYÊN GIA
Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới
Copyright © 2022. All rights reserved